Đảo nhân tạo và câu chuyện môi trường trong xây dựng

Đảo nhân tạo và câu chuyện môi trường trong xây dựng

Ảnh hưởng tiêu cực của việc xây dựng đảo nhân tạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi quốc gia trên thế giới.

 

Từ những hòn đảo được khai hoang ở Ai Cập cổ đại đến hàng trăm hòn đảo nhân tạo và cột nhà sàn được phát hiện ở Scotland và Ireland, cùng với các hòn đảo nghi lễ trong Đế chế Aztec, chúng ta có thể thấy rằng việc xây dựng các khu định cư trên đảo đã tồn tại từ rất lâu đời trên khắp thế giới. 

Theo đó, đảo nhân tạo là một đảo được tạo ra bởi con người thông qua các hoạt động như san lấp, xây dựng bờ biển và các công trình kiểm soát nước. Mục đích chủ yếu của việc tạo ra các đảo nhân tạo là việc mở rộng diện tích đất liền, bên cạnh đó là xây dựng các cơ sở hạ tầng hoặc khu đô thị hay để bảo vệ bờ biển khỏi sự xâm nhập của biển cả.

dao-nhan-tao-va-cau-chuyen-moi-truong-trong-xay-dung

Quần đảo hình cây cọ ở Dubai. Ảnh sưu tầm.

Tuy nhiên, trong quá khứ, mục đích xây dựng những hòn đảo nhân tạo là để phục vụ cho nhu cầu nông nghiệp và các nghi lễ. Hiện nay, các hòn đảo được thiết kế xây dựng để giải quyết vấn đề diện tích đất, thu hồi đất, hình thành các đô thị mới, đáp ứng các nhu cầu cơ bản về cơ sở hạ tầng và công nghiệp. 

Ngoài ra, đảo nhân tạo có những lợi thế mang tính chiến lược và phát triển kinh tế nhất định. Tuy nhiên, loạt dự án đảo nhân tạo hiện nay đã và đang gây tổn thất đáng kể cho môi trường và hệ sinh thái một cách nghiêm trọng.

Hãy cùng nhìn lại chặng đường chặng đường lịch sử của đảo nhân tạo để hiểu rõ hơn về mục đích và tác động của chúng lên môi trường.

Trung tâm tôn giáo và lễ nghi

Nan Madol - một nhóm hơn 100 hòn đảo nằm ngoài khơi bờ biển phía đông nam của Pohnpei (thuộc quốc đảo Micronesia, nằm ở Thái Bình Dương), được sử dụng như trung tâm nghi lễ trong triều đại Saudeleur. Thành phố được tạo bởi 92 hòn đảo nhân đảo nhân tạo nối liền nhau trên một đầm phá ở giữa Liên bang Micronesia. Và nơi này được gọi là “kỳ quan thứ 8 của thế giới”, trở thành đại diện chính cho trụ sở chính trị của triều đại này.

dao-nhan-tao-va-cau-chuyen-moi-truong-trong-xay-dung

Thành phố cổ Nan Madol ở Pohnpei, Micronesia. Ảnh sưu tầm.

Nông nghiệp

Ở thời kỳ Đế chế Aztec, kỹ thuật nông nghiệp truyền thống Chinampas được người dân địa phương sử dụng xung quanh khu vực Thành phố Mexico ngày nay. Những hòn đảo nhân tạo là những vườn xây cao, trên những bờ hồ cạn. Các chinampas được xây dựng bằng cách đan các cọc gỗ và cành cây địa phương thành một khung sườn, sau đó đổ bùn và phù sa lên khung để tạo thành các luống trồng. Những khu vườn trên cao này được sử dụng chủ yếu để trồng trọt, giúp nông nghiệp phát triển đa dạng hơn.

Trung tâm đô thị

Venice hay còn gọi là “thành phố nổi” là một điển hiền về ý nghĩa lịch sử của đảo nhân tạo. Thành phố này được xây dựng bởi kênh đào và tường chắn, bao gồm 118 hòn đảo trên biển Adriatic. Từ TK 5 SCN, vùng đất hoang sơ đầm lầy nay đã trở thành những hòn đảo nhỏ từ mạng lưới phức tạo. Thân cây được sử dụng để san bằng các vùng đất đầm lầy, tạo nền móng và cung cấp sự vững chắc. Tiếp theo, các bệ gỗ được xây dựng phía trên để tạo không gian cho các tòa nhà và cơ sở hạ tầng.

dao-nhan-tao-va-cau-chuyen-moi-truong-trong-xay-dung

"Thành phố nổi" Venice. Ảnh sưu tầm.

Những giai đoạn trên cho thấy quá trình hình thành đảo nhân tạo đến từ những lý do khác nhau. Ngày nay, đảo được xây dựng ngày càng quy mô hơn, gây tác động trực tiếp đến môi trường sống, làm mất đa dạng sinh học, suy thoái nguồn nước và tệ hơn là biến đổi khí hậu.

Quần đảo Palm Tree - đảo nhân tạo được xây dựng để tăng đường bờ biển cho khách du kịch ở Dubai, năm 2005 đã kéo dài thêm 56km đường bờ biển. Sự phát triển nhanh chóng của hòn đảo này đã tạo ra hệ lụy lớn với hệ sinh thái địa phương: bờ biển xói mòn, chuyển đổi trầm tích và thay đổi mô hình sóng. Sự hỗn loạn trong việc thay đổi trầm tích do quá trình xây dựng gây nên, khiến các sinh vật dưới biển ngạt thở, thay đổi lượng ánh sáng mà các sinh vật biển hấp thụ.

dao-nhan-tao-va-cau-chuyen-moi-truong-trong-xay-dung

Ảnh sưu tầm.

Hay một minh chứng khác, cách quần đảo Palm Tree 29km về phía đông, có hơn 300 hòn đảo nhân tạo nhỏ được thiết kế theo mô hình bản đồ thế giới ở ngoài khơi Dubai vào năm 2003 qua việc nạo vét và loại bỏ các trầm tích. Mặc dù cả 2 đảo mang lại lợi ích kinh tế cũng như du lịch địa phương nhưng gây tổn hại nặng nề cho môi trường. Khu vực "Đảo Thế giới" đã bị nhiễm phù sa, gây tắc nghẽn đường hô hấp của sinh vật và gây hại cho rạn san hô, dẫn đến sự suy thoái toàn diện của môi trường sống.

dao-nhan-tao-va-cau-chuyen-moi-truong-trong-xay-dung

Đảo thế giới. Ảnh sưu tầm.

Lịch sử của các đảo nhân tạo đã mở ra một hành trình đầy dấu ấn về khả năng khéo léo và thích ứng của con người trong việc “xây dựng” tự nhiên. Từ những nền văn minh cổ đại của Ai Cập và Aztec Mexico cho đến những kiệt tác hiện đại của Dubai, các đảo nhân tạo đã được sử dụng để giải quyết nhiều thách thức khác nhau. Những hòn đảo nhân tạo đã được tạo ra với mục đích cần thiết, hiện nay chúng đã trở thành biểu tượng của sự sáng tạo, hình thành lại bờ biển, tạo ra các trung tâm đô thị mới và xác định lại khả năng của môi trường xây dựng.

dao-nhan-tao-va-cau-chuyen-moi-truong-trong-xay-dung

Ảnh sưu tầm.

Tuy nhiên, trước sự biến đổi khí hậu cũng như tài nguyên cạn kiệt, việc xây dựng đảo nhân tạo cần được cân nhắc khi chúng ta phải đối mặt trực tiếp với vấn đề môi trường trong xây dựng về sự hài hòa trong công tác thiết kế và quản lí môi trường.

Theo Archdaily. 

 

Bài liên quan

Top những mẫu đèn phòng tắm giúp không gian trở nên lung linh hơn

3 sai lầm cần tránh khi mua đèn thông tầng
 

Hãy để Zaada dệt nên không gian sống tương lai cho gia đình bạn.

ZAADA INTERIOR DESIGN

Design towards Future

Showroom TPHCM: LK2-2 đường N1-1 Saigon Mystery Villas, phường Bình Trưng Tây, Quận 2 (TP Thủ Đức), TPHCM

SĐT: 08 3443 9559

Email: info@zaada.vn

Facebook: https://www.facebook.com/ZAADACompanyLimited