Đạo diễn "Call Me By Your Name" kiêm nhà thiết kế nội thất: “Thẩm mỹ được định hướng bởi kinh nghiệm”
-
Người viết: Nguyễn Thành Tâm - Marketing
/
Với vai trò là nhà thiết kế nội thất, Luca Guadagnino có những hướng đi riêng cho mình. Với ông, điều quan trọng nhất là lắng nghe câu chuyện của khách hàng.
Luca Guadagnino - đạo diễn của loạt tác phẩm điện ảnh nổi tiếng như Call me by your name, Suspiria, Bones and All,... cũng được biết đến với vai trò nhà thiết kế nội thất khi bắt đầu sự nghiệp của ông vào năm 2017. Bằng kinh nghiệm và trải nghiệm phong phú, ông đã thổi hồn những góc nhìn đầy tính chuyên môn của thiết kế nội thất vào trong những bối cảnh, bố cục, góc máy trong phim, mang lại nét đặc trưng riêng biệt của kiến trúc sư.
Nhà thiết kế nội thất kiêm đạo diễn Luca Guadagnino. Ảnh sưu tầm.
Các nhà thiết kế nội thất, kiến trúc sư và nhà quy hoạch thường tập trung vào không gian. Còn tầm quan trọng của thời gian theo ông thì như thế nào?
Mặc dù tiếp xúc với ngành thiết kế nội thất khá trễ, tôi cũng đã có những dấu ấn riêng cho mình và những trải nghiệm thú vị cho mình. Theo tôi, không gian bị ảnh hưởng bởi những thứ xung quanh chúng ta. Giá trị của nó trở thành điểm bắt đầu cho mọi thứ và từ đó nảy sinh ra loạt yêu cầu của thời gian.
Bối cảnh trong phim “Call Me By Your Name” được thiết kế bởi Luca Guadagnino. Ảnh sưu tầm.
Một kiến trúc sư giỏi không chỉ tư duy về không gian dựa trên các yêu cầu cụ thể từ khách hàng mà cần có giải pháp thiết kế về sự thay đổi liên tục của không gian thay đổi thời gian. Chúng ta thường đặt câu hỏi rằng liệu không gian sẽ như thế nào khi xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân? Tôi thích cách tư duy rằng việc thực hành của chúng ta có tính mùa vụ, điều này dựa vào những trải nghiệm thực tế trong không gian và thời gian cụ thể.
Theo ông, cư ngụ có ý nghĩa như thế nào?
Điều đó dựa vào độ chiếu sáng. Tôi nghĩ rằng không gian cần được cung cấp ánh sáng tự nhiên hơn là ánh sáng nhân tạo. Tôi luôn đi tìm nguồn ánh và khi không làm được điều đó, tôi nghỉ ngơi trong một ngôi nhà u tối. Có lẽ tôi cần phải nhốt mình lại để thiền định. So với bản năng luôn đi làm ánh sáng của chính mình, việc này đôi khi lại khắc khổ!
Được biết, ông có một dự án với vai trò một nhà thiết kế là nhà của thủ môn Federico Marchetti ở Lake Como. Vậy theo ông, tầm quan trọng trong mối quan hệ với khách hàng được đánh giá ra sao?
Cầu thang của ngôi nhà La Filanda. Luca Guadagnino cùng kiến trúc sư Giulio Ghirardi trùng tu lại công trình này. Ảnh sưu tầm.
Điều quan trọng là phải trò chuyện với khách hàng của chúng ta, những điều họ biết và chưa biết về bản thân mình. Quan điểm của tôi cần phải có cuộc trò chuyện sâu sắc với khách hàng, thận trọng và cũng không nên quá dè dặt.
Nghe có vẻ giống như một buổi phân tâm học?
Đôi khi, việc lắng nghe và nói chuyện với khách hàng có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về họ và nhận ra những điều mà họ thực sự muốn. Phương pháp này đã được áp dụng thành công với tất cả khách hàng của tôi, bao gồm cả dự án với thương hiệu Aesop. Tôi rất tự hào về hai cửa hàng của Aesop ở Rome và London, nơi chúng tôi đã áp dụng phương pháp này. Trong cuộc trao đổi với nhà sáng lập thương hiệu - ông Dennis Paphitis, chúng tôi đã nhận được một đoạn video của danh ca Maria Callas được trình diễn tại nhà hát Teatro dell'Opera ở Rome và hình ảnh của thành phố London vào thập niên 60. Chúng tôi đã sử dụng những trào lưu phản kháng và giải phóng đồng giới để bàn thảo với các kiến trúc sư và điều này đã trở thành điểm khởi đầu cho hai cửa hàng của Aesop.
Xem các sản phẩm trang trí nhà cửa tại đây.
Nội thất trang trí nhà cửa Aesop do Luca Guadagnino thiết kế. Ảnh sưu tầm.
Câu nói nào ông thường xuyên được nghe nhất?
Đó là câu “Sao ông hiểu tôi rõ đến vậy?” khi nhà của một khách hàng nào đó hoàn thành. Tôi không hướng đến việc khắt khe ý tưởng đóng khung về địa điểm, không gian, trang trí nhà cửa như thế nào là phù hợp với khách hàng nào. Điều quan trọng nhất là là câu chuyện của khách hàng, đây là cầu nối duy nhất giữa tôi với tư cách là một nhà thiết kế nội thất kiêm nhà làm phim. Trong những tình huống cụ thể này, vấn đề chính là con người sống trong không gian đó, mọi thứ phải được thay đổi phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng.
Tầm quan trọng của chi tiết thường được đánh giá ra sao thưa ông?
Chi tiết là cộng sống, đóng vai trò quyết định tất cả. Thật tuyệt khi chúng ta có thể kiểm soát chi tiết, biết được rằng có bao nhiêu thứ có thể xuất phát từ chi tiết và có bao nhiêu chi tiết có thể đến một cách ngẫu nhiên, đặc biệt là trong trang trí nhà cửa.
Không gian trang trí nhà cửa Accanto al fuoco/By the fire. Ảnh sưu tầm.
Gu thẩm mỹ của ông được hình thành thế nào?
Nhờ làm việc trong một môi trường có đầy tri thức và thẩm mỹ, nó giúp tôi thay đổi trong cách tư duy thiết kế, đóng góp rất nhiều trong quá trình hình thành các ý tưởng trong trang trí nhà cửa. Tôi nghĩ rằng thẩm mỹ của mỗi người sẽ được định lượng bởi kinh nghiệm. Có những thứ mà chúng ta yêu thích, nhưng sau đó chúng ta có thể quên và nhìn lại chúng từ nhiều góc độ khác nhau. Điều quan trọng là chúng ta luôn phải phát triển khả năng biện chứng và lắng nghe mạnh mẽ cũng như sẵn lòng kết hợp các ý tưởng mới mẻ.
Theo Salone del Mobile.Milano.
Bài liên quan
3 sai lầm cần tránh khi mua đèn thông tầng
Tạo điểm nhấn cho căn phòng chỉ với đèn đứng phòng kháchHãy để Zaada dệt nên không gian sống tương lai cho gia đình bạn.
ZAADA INTERIOR DESIGN
Design towards Future
Showroom TPHCM: LK2-2 đường N1-1 Saigon Mystery Villas, phường Bình Trưng Tây, Quận 2 (TP Thủ Đức), TPHCM
SĐT: 08 3443 9559
Email: info@zaada.vn