Đã chống nhưng vẫn thấm: Câu chuyện muôn thuở của các công trình xây dựng

Đã chống nhưng vẫn thấm: Câu chuyện muôn thuở của các công trình xây dựng

Bên cạnh yếu tố thời tiết như mưa, bão khiến các công trình, nhà ở xảy ra hiện tượng thấm dột, các yếu tố bên trong như vật liệu xây dựng. 

 

Câu chuyện muôn thuở

Tình trạng thấm tại TP.HCM đang diễn biến nghiêm trọng. Theo khảo sát của khoa Kỹ thuật Xây dựng (ĐH Bách Khoa TP.HCM), tỉ lệ thấm là 84,35% công trình được khảo sát, trong đó có một nửa công trình xây dựng chỉ mới được đưa vào sử dụng dưới 5 năm. Chung cư, tâm tâm thương mại và nhà ở từ tầng 5 là những công trình xây dựng được nghiên cứu cho thấy có tỉ lệ thấm dột cao nhất.

Nguyên nhân chính khiến khiến các công trình xuống cấp một cách nhanh chóng là thấm dột, không chỉ làm mất thẩm mỹ bởi những vết ố mà còn ẩn chứa các nguy cơ tiềm ẩn với sự an toàn, ảnh hưởng sức khỏe người dân. Điều này có thể thấy rõ qua vài mùa mưa. 

da-chong-nhung-van-tham-cau-chuyen-muon-thuo-cua-cac-cong-trinh

Vấn đề muôn thuở của các công trình xây dựng đã và đang phá hỏng kết cấu dân sinh. Ảnh sưu tầm.

Chuyên gia về chống thấm đã nêu ra 2 lí do gây nên tình trạng thấm dột ở các công trình hiện nay. Thứ nhất là do vật liệu xây dựng thông thường có những khoảng cách giữa các hạt khoảng từ 20-40 micromet, gọi là mao dẫn. Khi tiếp xúc với nước, nước sẽ thẩm thấu vào bên trong vật liệu theo các mao dẫn, gây ra hiện tượng thấm. Thứ hai là do khí hậu ẩm ướt của Việt Nam với nhiều mưa, nhiệt độ biến động lớn gây ra hiện tượng co ngót, giãn nở, nứt và phá huỷ bề mặt và cấu trúc vật liệu, tạo điều kiện cho nước xâm nhập. 

Ngoài ra, hiện tượng địa chấn như mức độ lún không đều (ở các khu quận 7, Bình Thạnh, TP.HCM) với áp lực nước ngầm sau các trận mưa lớn là điều kiện khiến tình trạng thấm ngày càng cao.

Đã chống nhưng vẫn thấm?

Chia sẻ về thực trạng này, anh Cường - đã có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống thấm cho biết: “Thực tế, chất lượng và công nghệ sản phẩm luôn được cải tiến. Nhưng việc công trình vẫn thấm phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật của người thi công. Nhiều người thi công chưa đúng với quy chuẩn sản phẩm, hay tâm lý rút bớt vật liệu để tăng lợi nhuận là những lý do chống mãi vẫn thấm”.

Tại Việt Nam, việc chống thấm thường được coi là một hạng mục phức tạp về mặt kỹ thuật và thi công cũng như khó đánh giá chất lượng trong quá trình nghiệm thu của toàn bộ công trình. Anh Cường cũng cho hay, chỉ khoảng 2-3% gia chủ quan tâm và có kiến thức vào chống thấm. Vì thế, họ thường giao khoán phần này cho nhà thầu để cam kết bảo hành công trình. Tuy vậy, với tâm lý sợ thay đổi, các nhà thầu thường có rào cản trong việc tiếp cận các thông tin và quen với công nghệ mới, dẫn đến việc không giải quyết triệt để các vấn đề về thấm dột.

da-chong-nhung-van-tham-cau-chuyen-muon-thuo-cua-cac-cong-trinh

Nhà thầu cần lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp cho công trình. Ảnh sưu tầm.

Một số công trình xây dựng vẫn còn sử dụng vật liệu chống thấm cho toàn bộ khu vực, bề mặt công trình. Tuy nhiên, cách làm này chỉ mang lại hiệu quả tức thời, về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình. Theo nguyên tắc, các khu vực khác nhau sẽ có mức độ yêu cầu chống thấm khác nhau tùy theo điều kiện tiếp xúc với nước và yêu cầu chống thấm của từng bề mặt. 

Trong báo cáo của Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, tầng hầm được xác định là khu vực dễ bị thấm nước nhất do nằm ngầm dưới mặt đất và phải chịu tác động mạnh từ các mạch nước ngầm cũng như hệ thống cấp thoát nước của công trình. Tầng hầm chiếm tỷ lệ 78,3% trong số các công trình được khảo sát, nhà vệ sinh chiếm 50,4%, bể bơi chiếm 46,2% và sàn mái và tường ngoài chiếm 30,2%. 

Phương pháp chống thấm hiệu quả

Thông qua báo cáo trên, việc sử dụng các sản phẩm chống thấm có chất lượng cao trong trang trí nhà cửa là điều cần thiết bởi không chỉ có tác dụng ngăn chặn thấm dột mà còn kéo dài công trình tuổi thọ, tối ưu hóa chi phí sửa chữa và bảo hành các công trình. Bên cạnh đó, để chống thấm hiệu quả, chủ đầu tư cần tính toán kỹ lưỡng trong khâu thiết kế công trình. Đặc biệt, các doanh nghiệp vật liệu xây dựng cũng cần nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm chất lượng, đảm bảo chống thấm hiệu quả.

Theo Tạp chí kiến trúc Việt Nam.

Bài liên quan

Điểm tô không gian nội thất phòng khách bằng tranh trang trí

4 lưu ý về phong thủy trong thiết kế nội thất nhà ở


Hãy để Zaada dệt nên không gian sống tương lai cho gia đình bạn.

ZAADA INTERIOR DESIGN

Design towards Future

Showroom TPHCM: LK2-2 đường N1-1 Saigon Mystery Villas, phường Bình Trưng Tây, Quận 2 (TP Thủ Đức), TPHCM

SĐT: 08 3443 9559

Email: info@zaada.vn

Facebook: https://www.facebook.com/ZAADACompanyLimited