Ảnh hưởng của khoa học công nghệ trong kiến trúc: Từ sử dụng công cụ thô sơ đến áp dụng trí tuệ nhân tạo

Ảnh hưởng của khoa học công nghệ trong kiến trúc: Từ sử dụng công cụ thô sơ đến áp dụng trí tuệ nhân tạo

Với sự xuất hiện của các phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) và khả năng xử lý nhanh chóng của chúng, liệu ngành kiến trúc sẽ phát triển như thế nào trong tương lai?

 

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đang ảnh hưởng dần đến kiến trúc theo thời gian, thay đổi cách xây dựng tòa nhà. Từ việc sử dụng bản vẽ tay đến công cụ thiết kế máy tính (CAD) và ngày nay là trí tuệ nhân tạo (AI) - công nghệ giúp tăng độ chính xác, hiệu quả và khả năng cộng tác trong kiến trúc. 

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình thiết kế mà còn mở ra khả năng xây dựng các cấu trúc bền vững và sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của thế giới hiện đại. Hãy cùng nhìn lại quá trình phát triển của kiến trúc để xem sự thay đổi trước đây so với hiện tại như thế nào.

Thời kì vẽ tay

Bản vẽ kiến trúc đã xuất hiện từ xa xưa, thể hiện tầm nhìn và các công việc cần làm của kiến trúc sư cho từng công trình cụ thể, bao gồm kích thước, vật liệu và định hướng. Từ những bức vẽ đơn giản của người Ai Cập cổ đại và Hy Lạp đến cuốn sách hướng dẫn kiến trúc của kiến trúc sư La Mã Vitruvius, bản vẽ kiến trúc đã chứng minh tính trực quan của con người trong lịch sử.

anh-huong-cua-khoa-hoc-cong-nghe-trong-kien-trucBản vẽ chì và chì màu trên giấy can của KTS Frank Lloyd Wright (1867-1959). Ảnh sưu tầm.

Trong thời Trung cổ, các bản vẽ kiến trúc trở nên chi tiết và phức tạp hơn, đặc biệt là trong phong cách Gothic. Thời kỳ Phục hưng chứng kiến sự tăng lên đáng kể của bản in kiến trúc, giúp các kiến trúc sư chia sẻ kế hoạch và cho phép các nhà xây dựng thực hiện các công trình kiến trúc theo thiết kế. Kỹ thuật in thạch bản giúp việc tạo ra các bản in quy mô lớn trở nên khả thi, giúp cho việc chuẩn bị các bản thiết kế toàn diện trên quy mô lớn hơn và giảm thiểu sự phức tạp trong quá trình thi công.

Sự xuất hiện của AutoCAD thay thế các bản vẽ tay

AutoCAD là phần mềm soạn thảo, tạo bản vẽ kĩ thuật 2D hoặc 3D. Trước khi có sự hỗ trợ của công nghệ, các kiến trúc sư xây dựng bản vẽ kiến trúc từ các thiết bị có quy mô lớn, theo nhóm để hoàn thành một dự án. Bản vẽ, bút chì, tẩy, thước T, thước vuông,... là những công cụ cần thiết để các kiến trúc sư hoàn thành dự án. Nhược điểm lớn nhất của cách làm này đó là các kiến trúc sư không được sai sót trong quá trình vẽ, nếu mắc lỗi  họ sẽ vẽ lại từ ban đầu. 

anh-huong-cua-khoa-hoc-cong-nghe-trong-kien-truc

Các KTS đang cùng thực hiện bản vẽ tay trước khi có AutoCAD. Ảnh sưu tầm.

Những bản vẽ tay không chỉ đơn thuần là bản vẽ kỹ thuật mà còn được xem là một tác phẩm nghệ thuật được thực hiện bởi các nhà thiết kế lành nghề. Tuy nhiên, do sự bất tiện trong quá trình sản xuất, các bản vẽ tay được thay thế bởi các bản vẽ được sử dụng công nghệ, giúp quá trình tạo bản vẽ trở nên nhanh chóng và chính xác hơn qua phần mềm AutoCAD.

anh-huong-cua-khoa-hoc-cong-nghe-trong-kien-trucKỹ sư của General Motors trong văn phòng năm 1956. Ảnh sưu tầm. 

CAD bắt đầu xuất hiện vào những năm 60, bắt đầu từ nhu cầu về độ chính xác và tốc độ thực hiện trong thiết kế qua phương thức tạo ảnh 2D và 3D. Chương trình thiết kế mang lại trải nghiệm tương tác cho các nhà thiết kế, trong đó các thiết kế được tạo ra dưới dạng mô hình kỹ thuật số, thay thế cho quy trình làm việc thủ công truyền thống bằng các quy trình tự động. Các phép đo chính xác và mức độ chi tiết hiện nay vượt xa so với những gì có thể thực hiện trên bản vẽ tay. Các nhà thiết kế cũng có thể kiểm tra trực quan ý tưởng của mình trước khi xây dựng nguyên mẫu thực sự, mô phỏng cách công trình sẽ vận động trong các điều kiện khác nhau.

Tích hợp trí tuệ nhân tạo AI

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo tác động không ít đến nhiều lĩnh vực, trong đó có kiến trúc. Nó ảnh hưởng trực tiếp trong các thiết kế, xây dựng và vận hành, mang đến sự đổi mới đa dạng, bền vững và hiệu quả cao. Hệ thống AI có thể đánh giá một lượng lớn dữ liệu và tạo ra các giải pháp thiết kế có thể đáp ứng các yêu cầu cụ thể bằng cách sử dụng các thuật toán và học máy. Các công cụ được hỗ trợ bởi AI có thể giúp tạo ra các thiết kế tham số, cho phép các kiến trúc sư nhanh chóng lặp lại và cải thiện công việc của họ, đồng thời tạo ra các giải pháp sáng tạo và tối ưu hơn. 

anh-huong-cua-khoa-hoc-cong-nghe-trong-kien-truc

Ảnh sưu tầm.

Kiến trúc AI cũng có thể giúp các kiến trúc sư cải thiện khả năng sáng tạo của họ bằng cách đưa ra những ví dụ đầy cảm hứng. Ngoài ra, các giải pháp được hỗ trợ bởi AI cũng có thể hữu ích trong giai đoạn xây dựng và sử dụng, giúp khắc phục vấn đề quản lý dự án, lập kế hoạch cải tiến và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả. Chúng cũng có thể được sử dụng để theo dõi và đánh giá hiệu suất của tòa nhà, tìm cơ hội phát triển và hỗ trợ bảo dưỡng dự tính.

anh-huong-cua-khoa-hoc-cong-nghe-trong-kien-truc

Ảnh sưu tầm.

Đạo đức trong việc sử dụng AI vào kiến trúc

AI có thể giúp tạo ra các giải pháp thiết kế sáng tạo và tối ưu hơn, đồng thời hỗ trợ trong giai đoạn xây dựng và sử dụng tòa nhà. Tuy nhiên, việc sử dụng AI cũng có những cân nhắc đạo đức, đặc biệt là trong lĩnh vực sáng tạo như kiến trúc. Việc thiếu tư duy lấy con người làm trung tâm trong AI có thể gây ra những kết quả không đáng tin cậy và gây vấn đề đối với cuộc sống của người cư ngụ. 

Do đó, sự hiện diện sâu sắc của kiến trúc sư trong quá trình thiết kế là rất quan trọng. AI có thể được xem là một công cụ hỗ trợ cho kiến trúc sư, giúp họ vượt qua các thách thức trong công việc và tạo ra các thiết kế phù hợp với con người và văn hóa.

Theo Hội kiến trúc sư Việt Nam.

 

Bài liên quan

Top những mẫu đèn phòng tắm giúp không gian trở nên lung linh hơn

Vệ sinh đèn trần pha lê sạch - đúng - chuẩn tại nhà


Hãy để Zaada dệt nên không gian sống tương lai cho gia đình bạn.

ZAADA INTERIOR DESIGN

Design towards Future

Showroom TPHCM: LK2-2 đường N1-1 Saigon Mystery Villas, phường Bình Trưng Tây, Quận 2 (TP Thủ Đức), TPHCM

SĐT: 08 3443 9559

Email: info@zaada.vn

Facebook: https://www.facebook.com/ZAADACompanyLimited