Khi kiến trúc sư tự tay thiết kế cho ngôi nhà của chính mình

Khi kiến trúc sư tự tay thiết kế cho ngôi nhà của chính mình

Các công trình nhà ở thể hiện phong cách, tư duy và lối sống của những kiến trúc sư tài ba khi họ tự tay thiết kế tổ ấm cho chính họ.

 

Eames House của Charles và Ray Eames

Eames House (từng được gọi là Case Study House No.8 8) ban đầu được sử dụng như một phần của chương trình Case Study House trên tạp chí Art and Architecture của Los Angeles. Mục đích chính của căn nhà này là có không gian để khám phá các vật liệu và kỹ thuật xây dựng mới nhất có sẵn sau thế chiến II. Căn nhà được thiết kế và xây dựng bởi vợ chồng Charles và Ray Eames, là nơi ở và studio của họ cho đến khi cả hai qua đời.

khi-kien-truc-su-tu-tay-thiet-ke-cho-ngoi-nha-cua-chinh-minh

 

khi-kien-truc-su-tu-tay-thiet-ke-cho-ngoi-nha-cua-chinh-minh

Ảnh sưu tầm.

Không gian nhà là 2 không gian hình hộp, nơi ở và làm việc. Ngôi nhà có cấu trúc nhẹ nhàng và thoáng mát, được tối ưu hóa bởi kĩ thuật sản xuất tiền và bao phủ bởi các tấm lam có màu và trong suốt. Công trình có thiết kế đơn giản nhưng bên trong chứa loạt bộ sưu tập trang trí nhà cửa đáng giá được tạo ra bởi vợ chồng kiến trúc sư vĩ đại. Hiện, ngôi nhà được Eames Foundation sở hữu và quản lí.

Apartment Studio của Le Corbuiser

Chung cư tọa lạc tại Paris, được thiết kế xây dựng từ năm 1931 - 1933 với sự hỗ trợ của Pierre Jeanneret. Le Corbusier đã biến không gian 2 tầng trên cùng thành nhà ở và studios do ông thiết kế. Công trình là một dự án thử nghiệm quan trọng với một số lí thuyết của Corbusier trong quá trình nghiên cứu kiến trúc và hạ tầng đô thị.

khi-kien-truc-su-tu-tay-thiet-ke-cho-ngoi-nha-cua-chinh-minh

 

khi-kien-truc-su-tu-tay-thiet-ke-cho-ngoi-nha-cua-chinh-minh

Ảnh sưu tầm.

Ấn tượng bên trong nhà là thiết kế trần nhà thấp xen kẽ với các phòng cao, hình vòm tạo sự nhịp nhàng trong việc sử dụng khoảng không trống. Ngôi nhà được ông trang trí nhà cửa với nội thất sáng tạo, có cầu thang độc lập dẫn lên khu vườn phía trên. Năm 2016, công trình được công nhận là di sản thế giới và được trùng tu cho du khách đến tham quan.

Gehry Residence của vợ chồng Frank Gehry

Đây là công trình được đánh giá là biểu tượng của chủ nghĩa giải cấu trúc (deconstructivism). Cách thiết kế ngôi nhà của Frank có liên quan đến việc bảo tồn ngôi nhà theo kiểu thuộc địa ở Hà Lan và được xây dựng cấu trúc mới xung quanh ngôi nhà. Công trình thay được thay đổi đáng kể, trong khi bên ngoài vẫn được giữ nguyên vẹn.

khi-kien-truc-su-tu-tay-thiet-ke-cho-ngoi-nha-cua-chinh-minh

 

khi-kien-truc-su-tu-tay-thiet-ke-cho-ngoi-nha-cua-chinh-minh

Ảnh sưu tầm.

Vợ chồng Frank đã sử dụng hỗn hợp vật liệu để trang trí nhà cửa như thủy tinh, gỗ, nhôm cùng với hàng rào để liên kết tạo nên vẻ ngoài bắt mắt. Trong một thời gian, ngôi nhà từng vướng phải sự chỉ trích từ những người hàng xóm, tuy nhiên nó vẫn tồn tại và được xem như một tuyên ngôn vững chắc về nghệ thuật đan xen với kiến trúc. 

Villa E-1027 của Eileen Gray

Ngôi biệt thư của bà Eileen Gray được công nhận là biểu tượng của lối kiến trúc hiện đại. Với thiết kế hòa quyện với môi trường xung quanh, villa được xây dựng với mục đích là nơi nghỉ ngơi tuổi xế chiều của bà và người tình. 

khi-kien-truc-su-tu-tay-thiet-ke-cho-ngoi-nha-cua-chinh-minh

 

khi-kien-truc-su-tu-tay-thiet-ke-cho-ngoi-nha-cua-chinh-minh

Ảnh sưu tầm.

Vào thập niên 30, ngôi biệt thự từng là “nỗi ám ảnh” của Le Corbusier khi ông cố gắng mua nó nhưng đều thất bại. Năm 1938-1939, khi ở lại ngôi nhà trong tư cách là khách của Jean Badovici, ông đã vẽ 8 bức tranh trên tường với chủ đề nhạy cảm khiến Eileen không hài lòng. Sau đó, ngôi nhà cũng từng đối mặt với loạt sự kiện, bao gồm việc bị quân Đức nhắm tới. Sau khi được cải tạo, biệt thự mở cửa cho khách đến tham quan.

Gropius House của Walter Gropius

Đây là dự án đầu tiên của kiến trúc sư Walter Gropius tại Lincoln, Massachusetts (Mỹ). Với các vật liệu hiện đại như cửa sổ ruy băng và vách thủy tinh, ngôi nhà từng khiến cộng đồng kiến trúc xôn xao trước khi đại diễn cho Phong cách Quốc tế lần đầu tiên tại khu dân cư của Mỹ. Sau khi qua đời, ngôi nhà trở thành Di tích cấp quốc gia.

khi-kien-truc-su-tu-tay-thiet-ke-cho-ngoi-nha-cua-chinh-minh

 

khi-kien-truc-su-tu-tay-thiet-ke-cho-ngoi-nha-cua-chinh-minh

Ảnh sưu tầm.

Riihitie 20 House của Aino và Alvar Aalto

Ngôi nhà với thiết kế khác biệt đã tách bạch rõ rệt giữa cánh văn phòng và khu dân cư được vợ chồng kiến trúc sư xây dựng vào năm 1936. Theo đuổi phong cách Chủ nghĩa chức năng lãng mạn (Romantic Functionalist), vợ chồng kiến trúc sư đã thổi hồn cho ngôi nhà thông qua việc sử dụng vật dụng trang trí nhà cửa là chất liệu gỗ và gạch trát vữa, cho thấy một lối đi mới trong ngành nội thất. Hiện tại, ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của Alvar Aalto Foundation, du khách có thể đến tham quan tự do.

khi-kien-truc-su-tu-tay-thiet-ke-cho-ngoi-nha-cua-chinh-minh

khi-kien-truc-su-tu-tay-thiet-ke-cho-ngoi-nha-cua-chinh-minh

Ảnh sưu tầm.

Theo Archdaily.

 

Bài liên quan

Cách chọn đèn chùm pha lê hợp mệnh, mang lại sự cân bằng cho không gian sống

Tận dụng thảm trải sàn phòng khách tạo không gian rộng rãi và ấm cúng