Đèn chùm pha lê chỉ phù hợp trong các không gian sang trọng?

Đèn chùm pha lê chỉ phù hợp trong các không gian sang trọng?

Ngay từ buổi đầu sơ khai, con người đã biết tạo ra lửa để để làm nguồn sáng và sử dụng trong sinh hoạt. Sự phát triển của xã hội bắt buộc con người phải kiểm soát được nguồn sáng và dùng chúng để sinh tồn. Sự phát triển của đèn cũng bắt đầu từ đây.

 

Mục lục

   1. Lịch sử phát triển của đèn chùm pha lê

   2. Đèn chùm pha lê chỉ sử dụng trong các không gian sang trọng?

 

1. Lịch sử phát triển của đèn chùm pha lê

Vào giai đoạn sơ khai, các nhà khảo cổ đã tìm thấy từ những vết khảo cổ những chiếc đèn được sử dụng từ khoảng 70.000 năm TCN. Những chiếc đèn thời kì này có cấu trúc rất đơn giản, một vỏ ốc hoặc khối đá rỗng, bên trong đầy rong rêu được thấm mỡ động vật để dễ bắt lửa. Sau này, họ sử dụng đất nung, đá cẩm thạch và kim loại để làm thân đèn, sử dụng dầu ô liu hoặc dầu cá để tạo chất cháy. Dần dần, ngọn lửa có thể được kéo dài thời gian cháy và trở nên sáng hơn nhờ thêm bấc vào để tập trung ngọn lửa.

den-chum-pha-le-chi-phu-hop-trong-cac-khong-gian-sang-trong

Chiếc đèn chùm thời trung cổ, từ sách Giải đấu của Vua René năm 1460. Ảnh sưu tầm.

Đầu TK IX, chiếc đèn chùm đầu tiên xuất hiện với thiết kế đơn giản gồm hai thanh xà bằng gỗ tạo thành hình chữ thập, được cố định ở cuối để cố định các ngọn nến. Bằng cách treo nến lên cao, ánh sáng từ nến được khuếch tán rộng hơn ra không gian xung quanh. Tuy nhiên, đèn chùm giai đoạn này chỉ dành cho tầng lớp quý tộc và thượng lưu vì đây là mặt hàng xa xỉ, có giá đèn chùm pha lê khá cao. Cuối TK IX, đèn chùm được sử dụng đầu tiên ở nhà thờ, lâu đài và cung điện hoàng gia.

Theo thời gian, thiết kế và vật liệu sử dụng cho đèn chùm đã được cải tiến khi kỹ thuật sản xuất phát triển. Vào TK XV, những chiếc đèn chùm mạ vàng phức tạp đã trở thành phần không thể thiếu trong các dinh thự của tầng lớp quý tộc giàu có.

Xem các sản phẩm đèn chùm tại đây.

den-chum-pha-le-chi-phu-hop-trong-cac-khong-gian-sang-trong

Những nhánh đèn mạ vàng “ormolu”, được tỏa ra đồng nhất trên chiếc đèn chùm Schweitzer Line ở TK XV. Ảnh sưu tầm.

TK XVI và XVII, một bức ngoặt được mở ra khi đèn chùm được sử dụng trong các ngôi nhà của tầng lớp lao động. Trong khi gia đình thông thường dùng gỗ, sắt rèn hoặc thiếc để trang trí đèn chùm, tầng lớp quý tộc thường sử dụng những chiếc đèn chùm phức tạp hơn được làm từ pha lê, một loại thạch anh trong suốt. 

Vào thế kỷ XVIII, sự phát triển của đèn chùm tiếp tục phát triển. Sự cải thiện trong sản xuất thủy tinh cho phép pha lê nhân tạo được sản xuất dễ dàng hơn, dẫn đến sự phổ biến của đèn chùm pha lê. Pha lê có màu sắc rực rỡ hơn, trong hơn và dễ tạo hình hơn so với thủy tinh. Các chiếc đèn chùm hoàn toàn bằng pha lê với thiết kế hoành tráng xuất hiện, đánh dấu thời kỳ hoàng kim của đèn chùm.

den-chum-pha-le-chi-phu-hop-trong-cac-khong-gian-sang-trong

Đèn chùm pha lê lớn nhất thế giới được chế tác bởi Baccarat, nặng 4,5 tấn với 750 chiếc đèn do Nữ Hoàng Victoria tặng cho Quốc Vương Otttoman được trưng bày tại cung điện Domabahce tại Istanbul. Ảnh sưu tầm.

Đèn chùm pha lê không chỉ đơn giản là một dụng cụ chiếu sáng mà đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện sự tinh tế của nghệ nhân trong quá trình chế tác. Mỗi chiếc đèn chùm được thiết kế một cách tỉ mỉ và công phu, yêu cầu sự tỉ mỉ và tinh tế trong từng chi tiết. 

den-chum-pha-le-chi-phu-hop-trong-cac-khong-gian-sang-trong

Đèn chùm treo ở khách sạn Bourvallais, Paris. Ảnh sưu tầm.

Đèn chùm với phong cách cổ điển thường có cấu trúc phức tạp và kích thước lớn để có thể trưng bày trên mái vòm của nhà thờ, cung điện, khách sạn lớn và sảnh tiệc của giới thượng lưu. Tone màu chủ yếu của những chiếc đèn này thường là tone trầm như vàng, nâu tao nhã kết hợp với ánh sáng trắng của pha lê làm cho không gian thanh lịch và ấm cúng.

Xem các sản phẩm đèn chùm pha lê tại đây.

den-chum-pha-le-chi-phu-hop-trong-cac-khong-gian-sang-trong

Đèn chùm “Full-moon” được chế tác bởi Baccarat, trưng bày tại sảnh chính của khách sạn Corinthia, London. Khách sạn này thường xuyên được các nghệ sĩ nổi tiếng lựa chọn biểu diễn như: Beyoncé và Jay-Z, George Clooney, Rihanna, Nicki Minaj và Kanye West. Ảnh sưu tầm.

2. Đèn chùm pha lê chỉ sử dụng trong các khách sạn sang trọng?

Gắn liền với sự sang trọng của quý tộc, hoàng gia, đèn chùm là sản phẩm nội thất không thể thiếu trong cách cung điện uy nga, tráng lệ. Nhiều ý kiến cho rằng sự lấp lánh của đèn chùm chỉ thích hợp trong các không gian sáng trọng bởi sự khúc xa ánh sáng từ các tinh thể pha lê sẽ lấn át không gian nội thất trong cuộc sống thường này. Tuy nhiên, với sự phát triển trong kỹ thuật chế tác, đèn chùm pha lê cao cấp nay có nhiều kiểu dáng, kích thích phù hợp và có thể đặt trong mọi không gian căn nhà.

den-chum-pha-le-chi-phu-hop-trong-cac-khong-gian-sang-trong

Trong phòng khách, đèn chùm pha lê phòng khách có thể kiểm soát không gian, không nhất thiết phải to lớn. Ảnh sưu tầm.

den-chum-pha-le-chi-phu-hop-trong-cac-khong-gian-sang-trong

Đèn chùm phòng ăn mang ánh sáng vàng từ tinh thể pha lê, tạo không gian ấm cúng. Ảnh sưu tầm.

den-chum-pha-le-chi-phu-hop-trong-cac-khong-gian-sang-trong

Hành lang và sảnh là nơi đèn chùm tạo ấn tượng đầu tiên cho khách mời. Ảnh sưu tầm.

den-chum-pha-le-chi-phu-hop-trong-cac-khong-gian-sang-trong

Trong phòng ngủ, đèn chùm giúp tạo nên một không gian thư giãn và tinh tế. Ảnh sưu tầm.

den-chum-pha-le-chi-phu-hop-trong-cac-khong-gian-sang-trong

Trong phòng tắm, đèn chùm tạo ra không gian thư giãn và ấm áp cho gia chủ sau một ngày căng thẳng. Ảnh sưu tầm.

 

Bài liên quan

4 yếu tố thu hút của phong cách Scandinavian

4 lưu ý về phong thủy trong thiết kế nội thất nhà ở


Hãy để Zaada dệt nên không gian sống tương lai cho gia đình bạn.

ZAADA INTERIOR DESIGN

Design towards Future

Showroom TPHCM: LK2-2 đường N1-1 Saigon Mystery Villas, phường Bình Trưng Tây, Quận 2 (TP Thủ Đức), TPHCM

SĐT: 08 3443 9559

Email: info@zaada.vn

Facebook: https://www.facebook.com/ZAADACompanyLimited